Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Nhân một bài báo, bàn về thuyết Vị Lợi (Bethamism)

Sau khi Vietnamnet đăng bài về buổi thảo luận của các học giả về "Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Việt Nam là thành viên của WTO”, có những luồng ý kiến hoan nghênh và bình luận. Trên chiếu rượu "Quê Choa" có nhiều ý kiến đáng chú ý, nhưng phần lớn rơi vào trạng thái hoài nghi. Riêng trên trang nhà của BS Hồ Hải, anh kết luận đã đến lúc gọi đúng tên gọi của hình thái xã hội dựa trên căn bản phát triển hiện tại của Việt Nam.

Trên nền tảng của những tranh luận về vai trò của Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ, bằng góc nhìn của thuyết Vị Lợi, có đôi điều thú vị.

Khởi phát của thuyết Vị Lợi (Benthamism) được Jeremy Bentham xây dựng dựa trên tư tưởng " Mọi người điều có giá trị bằng một, và không có người nào giá trị hơn một". Từ giá trị của mỗi công dân là ngang bằng, ông đề xuất nguyên tắc chủ đạo " lợi ích lớn nhất cho số đông lớn nhất". Sau Jeremy Bentham, James Mill, đặt biệt là con trai của ông, John Stuart Mill đã phát triển học thuyết Vị Lợi lên một tầm cao mới, tác động sâu sắc đến nhận thức của xã hội Anh - Pháp trong một thời gian dài.

Với hơn 4 triệu đảng viên, Đảng được xem như là lực lượng chính trị lớn nhất (vì là lược lượng duy nhất được phép hoạt động chính thức tại VN). Tuy nhiên, họ cũng chỉ đại diện cho 5% dân số Việt Nam hay độ khoảng 10% - 15% những người đủ quyền công dân (trên 18 tuổi) . Có hai suy luận thuần lý được đưa ra:

1/ Giá trị mỗi công dân là như nhau - vậy Đảng được xem là thiểu số so với số đông không đảng. Suy ra, số đông không đảng sẽ là lực lượng cần được cung cấp lợi ích lớn nhất (Benthamism)

2/ Đảng là lực lượng lãnh đạo và vì vậy là lực lượng được cung cấp những lợi ích lớn nhất. Luận lý trên đồng nghĩa với Đảng là số đông lớn nhất. Nói khác, một đảng viên giá trị hơn nhiều công dân!!! .

Thông thường, ở các nước có nền dân chủ đúng nghĩa. Quốc hội (lập pháp) là cơ quan tối cao, đại diện cho số đông được cung cấp lợi ích lớn nhất. Vì vậy, Quốc hội là cơ quan quyền lực. Quốc hội thực sự do dân và vì dân ra những quyết định mang tính pháp lý để xã hội đồng thuận và dựa vào đó, chính phủ điều hành theo đúng quỹ đạo phát triển mà đa số hưởng lợi.

Một khi quốc hội chịu sự điều khiển của một thiểu số cầm quyền, quyền lực của Quốc hội đã bị triệt tiêu. Quốc hội đó chỉ là bù nhìn.

Thuyết Vị Lợi không phải là một chủ thuyết đình đám, nhưng ảnh hưởng của nó trên việc nới rộng quyền công dân, nâng tầm ảnh hưởng của nữ quyền ... góp phần đưa châu Âu trở nên một châu lục hùng mạnh trong suốt nhiều thế kỷ.

Hy vọng rằng, những học giả đương đại của chúng ta đủ trí tuệ, bản lĩnh thuyết phục những người cầm quyền yêu nước chân chính, nhìn nhận lại chính chủ thuyết của mình, dũng cảm thay đổi để đưa quyền lực về tay nhân dân.

Secret Garden

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét