Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Linh Bát Hiến Chương & Lưu Hiểu Ba

Giải thưởng Nobel hòa bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến - tù nhân lương tâm Lưu Hiểu Ba, như một quả bom nguyên tử thả xuống Trung Nam Hải. Giải thưởng này, như một tiếng chuông gióng lên cho phần đen tối của các chế độ độc tài hiểu ra rằng, trong thế giới rộng mở hôm nay, không có chỗ cho sự dối trá, che đậy và đổi trắng thay đen. Con người & các định chế xã hội, dù có những mối quan hệ tế nhị về chính trị, giao thương. Nhưng rõ ràng, niềm tin về một xã hội công bằng vẫn được tôn trọng. Giải thưởng Nobel hòa bình năm 2010 không gây nhiều ý kiến chia rẽ như giải thưởng năm 2009 trao cho ông Barak Obama. Ảnh hưởng của nó, chắc chắn sẽ thật sự lớn vì:
1/ Dám đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc - một ông kẹ vô học, sẵn sàng  dùng mọi thủ đoạn đê tiện nhất để chống lại những ai không cùng tiếng nói (hãy xem cách họ hành xử với vấn đề của Tino Group / sự kiện quần đảo Senkaku, ngư dân Việt Nam ...)
2/ Cổ vũ cho những nhà đấu tranh dân chủ - rằng họ không đơn độc.

Secret Garden

Hiến chương 08 (零八宪章)
(Linh Bát Hiến Chương)

I. LỜI NÓI ĐẦU
....
Dân chủ. Nguyên tắc cơ bản nhất của dân chủ là người dân làm chủ, và người dân chọn lựa chính phủ cho mình. Dân chủ có những đặc điểm sau: (1) Quyền lực chính trị bắt đầu từ người dân và tính chính đáng của một chế độ bắt nguồn từ người dân. (2) Quyền lực chính trị được thực hiện qua những lựa chọn của người dân. (3) Những người nắm giữ các chức vụ quan trọng chính thức trong chính phủ ở tất cả các cấp được xác định qua các cuộc tranh đua bầu cử theo định kỳ. (4) Trong khi tôn trọng ý muốn của đa số, thì phẩm cách, tự do và quyền làm người cơ bản của thiểu số phải được bảo vệ. Một cách ngắn gọn, thì dân chủ là phương tiện hiện đại để đạt đến một chính phủ thật sự là “của dân, do dân và vì dân”.
....
III. NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TÔI CỔ VŨ
Chủ nghĩa độc tài nói chung đang suy tàn trên toàn thế giới; ở Trung Quốc cũng thế, thời kỳ của các hoàng đế và chúa tể đang biến mất. Thời cơ đang đến khắp nơi cho các công dân làm chủ lấy đất nước mình. Ðối với Trung Quốc, con đường để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng khó khăn hiện thời là tự gạt bỏ khái niệm độc đoán của việc lệ thuộc vào một “chúa tể” hoặc một “minh quân”, và thay vào đó quay sang một hệ thống tự do, dân chủ, và pháp trị, đồng thời tiến đến việc khuyến khích cổ vũ cho ý thức của các công dân mới, những người xem quyền con người là cơ bản và việc tham dự vào chính sự là một nhiệm vụ. Theo đó, và trong tinh thần của nghĩa vụ này như những công dân có trách nhiệm và tinh thần xây dựng, chúng tôi xin đưa ra những đề nghị sau về việc cai quản đất nước, về quyền công dân, và phát triển xã hội.
1. Một Hiến Pháp Mới. 
2. Phân Chia Quyền Lực.
3. Dân Chủ Lập Pháp.
4. Toà Án Ðộc Lập.
5. Kiểm Soát Công Khai Công Chức Nhà Nước.
6. Bảo Ðảm Nhân Quyền.
7. Bầu Cử Các Chức Vụ Nhà Nước.
8. Bình Ðẳng Giữa Nông Thôn Và Thành Thị.
9. Tự Do Thành Lập Hội Ðoàn.
10. Tự Do Hội Họp.
11. Tự Do Bày Tỏ Tư Tưởng.
12. Tự Do Tôn Giáo.
13. Giáo Dục Công Dân.
14. Bảo Vệ Tài Sản Tư Nhân.
15. Tài Chánh Và Cải Cách Thuế Vụ.
16. An Sinh Xã Hội.
17. Bảo Vệ Môi Trường.
18. Một Cộng Hoà Liên Bang.
19. Sự Thật Trong Hoà Giải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét